Bài học từ những giao dịch thua lỗ - Bài 2

Trong bài học vừa rồi của chúng tôi, chúng tôi đã đề cập đến vấn đề quản lý tiền trong kinh doanh [1]tâm lý học trong quản lý tiền hầu hết bị các nhà giao dịch [2] xem nhẹ nhưng đây lại là những phần quan trọng nhất để tạo nên sự thành công [3] trong kinh doanh. Trong bài học ngày hôm nay, chúng tôi sẽ bắt đầu đi vào một trong những thành phần quan trọng nhất của tâm lý trong quản lý tiền:  Chấp nhận sai lầm
Con người đã luôn được dạy dỗ là họ cần phải luôn luôn làm điều “đúng”. Những người đúng luôn là hình ảnh được khao khát như những hình mẫu chiến thắng trong xã hội. Trong khi đó những người mắc sai sót bị coi là kẻ thua cuộc. Một tâm lý sợ sai sẽ níu chân bạn trong các quyết định và có thể dẫn đến những thất bại trong kinh doanh.
Hầu hết mọi người đều cho rằng những giao dịch [2] có lời là những giao dịch [2] :


ĐÚNG = NGƯỜI CHIẾN THẮNG

ĐÚNG = THÀNH CÔNG

GIAO DỊCH CÓ LỜI = ĐÚNG

GIAO DỊCH CÓ LỜI = THÀNH CÔNG

Hầu hết mọi người đều cho rằng những giao dịch [2] thua lỗ là những giao dịch [2] :

SAI = NGƯỜI THUA CUỘC

SAI = THẤT BẠI

GIAO DỊCH THUA LỖ = SAI

GIAO DỊCH THUA LỖ = THẤT BẠI

Giả sử bạn thường xuyên theo dõi những bài học forex của tôi và cảm thấy rằng tôi là một nhà kinh doanh giỏi, vì vậy bạn muốn tôi cung cấp cho bạn một chiến lược giao dịch forex hiệu quả. Tôi nói OK và cho bạn một phương pháp, tôi cũng cho bạn biết rằng phương pháp này sẽ giao dịch 100 lần một năm với lợi nhuận trung bình là 100 điểm cho 1 giao dịch thắng và mất trung bình 20 điểm cho một giao dịch thua. Bạn nói “hay quá !”  và áp dụng thử chiến lược giao dịch này.
Một vài ngày sau, bạn có giao dịch đầu tiên và nhanh chóng đạt đến mục tiêu lợi nhuận của nó là 80 điểm. “Tuyệt !” bạn nói và gọi một nhóm bạn bè của bạn và nói cho họ biết về hệ thống tuyệt vời mà bạn đã tìm thấy. Sau đó một vài ngày, giao dịch tiếp theo đến nhưng nhanh chóng thua lỗ ( dính stop loss). Tuy nhiên, bạn vẫn bám chặt hệ thống. Giao dịch tiếp theo, và giao dịch tiếp theo sau đó nữa… và rồi liên tiếp bạn đã có 5 giao dịch thua để mất 100 điểm trong ngày . Đến lúc này bạn đang bị âm 20 điểm tổng thể. Còn đối với những nhà giao dịch khác như bạn bè của bạn, nếu họ bắt đầu sau bạn và đã không bắt đầu từ giao dịch đầu tiên ( giao dịch mà bạn đã đạt lợi nhuận) mà bắt đầu từ giao dịch thứ 2 và bám sát hệ thống đến thời điểm này : họ đang âm 100 điểm

Bây giờ bạn cảm thấy thực sự rối trí và là trở thành mục tiêu đàm tiếu của bạn bè bạn, những người đã được bạn giới thiệu hệ thống này. Do đó, vào ngày hôm sau bạn trở lại với tôi và than phiền rằng hệ thống của tôi đã cho bạn những kết quả tệ đến thế nào. Tôi nói ok và cho bạn biết tôi có một hệ thống khác cho bạn. Chiến lược này cũng có 100 giao dịch một năm nhưng có tỷ lệ thành công [3] cao hơn mà tôi nghĩ nó sẽ làm bạn hạnh phúc. Bạn bắt đầu áp dụng chiến lược mới. Hôm sau nó nhanh chóng có một chiến thắng và kéo theo là những chiến thắng khác trong vài ngày kế tiếp. Bạn đã có 5 lệnh lời liên tục và có tổng cộng lợi nhuận 50 điểm cho tài khoản [2] của mình. Bắt rất vui mừng bạn gọi tất cả bạn bè traders của bạn và nói với họ rằng bạn đã tìm chiến lược giao dịch mới rất tuyệt vời, bạn nói với vợ của bạn rằng bạn đã không bị thua lỗ lệnh nào trong vòng hai tuần vừa rồi. Bạn khoe bảng thành tịch giao dịch hoàn hảo đó ra trước khuôn mặt của tất cả các bạn bè của bạn với một sự đắc thắng.
Như vậy, bây giờ hãy tự hỏi câu hỏi này : Nếu bạn là nhà giao dịch trong ví dụ trên, bạn sẽ chọn chiến lược giao dịch nào ?

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH 1
CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH 2
NGÀY THỨ 1
NGƯỜI CHIẾN THẮNG
NGƯỜI CHIẾN THẮNG
NGÀY THỨ 3
NGƯỜI THUA LỖ
NGƯỜI CHIẾN THẮNG
NGÀY THỨ 6
NGƯỜI THUA LỖ
NGƯỜI CHIẾN THẮNG
NGÀY THỨ 9
NGƯỜI THUA LỖ
NGƯỜI CHIẾN THẮNG
NGÀY THỨ 12
NGƯỜI THUA LỖ
NGƯỜI CHIẾN THẮNG
NGÀY THỨ 15
NGƯỜI THUA LỖ
NGƯỜI CHIẾN THẮNG
Từ kinh nghiệm của mình, tôi có thể cho bạn biết phần lớn các trader sẽ chọn chiến lược 2 mà không cần phải mất 1 giây suy nghĩ, và họ sẽ áp dụng theo sát chiến lược này cho dù chiến lược này có thể làm cháy tài khoản [2] của bạn nếu chỉ 1 vài lệnh lỗ xảy ra.
Các nhà kinh doanh thành công [3] sẽ muốn biết nhiều hơn về cả 2 hệ thống này trước khi quyết định chọn chiến lược cho mình. Tôi sẽ cho bạn biết những thông tin cần phải được chú ý trước khi đi đến quyết định chọn chiến lược :
Bỏ qua các chi phí giao dịch như hoa hồng (nếu có, điều này tùy thuộc vào sàn giao dịch [2] mà bạn lựa chọn) và trượt giá khi thị trường dao động mạnh, thì với hệ thống đầu tiên, chỉ cần được đúng 1 lần cho mỗi 5 lần sai. Với điều này, ta thấy rằng không có gì là bất bình thường nếu như với hệ thống này bạn bị vướng 10 lần thua liên tiếp nhưng cuối năm vẫn đạt được lợi nhuận.

Khác với chiến lược đầu tiên, tôi đã không cho biết tỷ lệ thành công [3] của các giao dịch trong hệ thống thứ hai. Tuy không có cách nào để biết chắc chắn nhưng nghi ngờ đầu tiên mà các nhà kinh doanh thành công [3] thường phán đoán về hệ thống thứ hai là nó chỉ đơn giản là một hệ thống đặt mục tiêu lấy lợi nhuận nhỏ (take profit nhỏ)  trong khi đó đặt điểm dừng rất lớn hoặc không có điểm dừng (stop loss lớn hoặc không đặt stop loss).  Điều này có nghĩa rằng hệ thống sẽ có thể đạt được rất nhiều  lần thắng nho nhỏ nhưng chỉ một vài lệnh thua lỗ rất lớn có khả năng quét sạch tất cả những lợi nhuận trong tài khoản [2] thậm chí quét sạch cả số vốn ban đầu.
Hầu hết các hệ thống giao dịch thành công mà tôi đã thấy thường rơi vào nhóm đầu tiên. Chúng thường bị vấp phải nhiều giao dịch lỗ nhỏ nhưng tổng kết trong năm vẫn đạt lợi nhuận mong đợi nhờ những giao dịch lớn thành công. Tuy vậy, như trong ví dụ trên, hầu hết các nhà giao dịch không có thần kinh thép để ở với các loại hệ thống chịu nhiều lệnh lỗ liên tục và họ không ngần ngại ném một phương pháp có lợi nhuận vào thùng rác mà không cần cho nó thêm một cơ hội nào.
Bài học hôm nay kết thúc tại đây. Bây giờ bạn đã có một sự hiểu biết tốt về mức độ ảnh hưởng của các lệnh thua lỗ trong những quyết định kinh doanh. Và bạn đã có thể bắt đầu chuẩn bị cho mình một tâm lý tốt để đối phó với những lệnh lỗ mà chắc chắn sẽ đi kèm với bất kỳ phương pháp kinh doanh tốt hay xấu nào. Trong bài học tiếp theo chúng ta sẽ xem xét hai sai lầm trong giao dịch phổ biến thường đánh bật các nhà giao dịch ra khỏi thị trường đầy cam go này.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến