Liệu có “Sell in May and go away”?
1. Thống kê số liệu chỉ số S&P500 của TTCK Mỹ
“Sell in May and go away” đây là thuật ngữ thường được nhắc đến trên TTCK Mỹ và nhằm ngụ ý rằng thị trường sẽ giảm điểm vào tháng 05. Nếu thống kê từ năm 1998 đến 2013 thì hiện tượng “Sell in May” diễn ra khá phổ biến với xác suất xảy ra là 66.67%. Tuy nhiên, tôi đã mở rộng thống kê trên chỉ số S&P500 từ năm 1950 – 2013 (trong đó số liệu 05/1954 bị lỗi) cho thấy hiện tượng “Sell in May” xảy ra với xác suất là 48.39% với tỷ suất sinh lời trung bình là 0.1%. Ngoài ra, tôi cũng phát hiện một kết quả thú vị đó là liên hệ giữa tháng 04 và tháng 05, tức là nếu chỉ số S&P500 giảm trong tháng 04 thì chỉ số này có thể tăng trong tháng 05 và ngược lại, xác suất xảy ra hiện tượng này là 46.77%.
Do đó, kết luận của tôi là hiện tượng “Sell in May and go away” chỉ xảy ra tương đối và nếu thị trường tăng trong tháng 04 thì vẫn có khả năng giảm trong tháng 05 và ngược lại. Vì vậy, tôi đối chiếu với thời điểm 2014 thì chỉ số S&P500 đã giảm 1.2% trong tháng 04/2014 cho nên cũng có khả năng chỉ số này sẽ tăng trong tháng 05/2014.
2. Thống kê số liệu chỉ số VN-Index và HNX-Index của TTCK Việt Nam
Tôi thống kê số liệu chỉ số VN-Index từ năm 2003 – 2013 cho thấy xác suất xảy ra hiện tượng “Sell in May” là 63.64%. Đồng thời, xác suất xảy ra hiện tượng diễn biến trái chiều giữa tháng 04 và tháng 05 là 81.82%.
Tương tự, tôi làm thống kê số liệu chỉ số HNX-Index từ năm 2006 – 2013 cho thấy xác suất xảy ra hiện tượng “Sell in May” là 62.50% và hiện tượng trái chiều giữa tháng 04 và tháng 05 cũng là 62.50%.
Do đó, kết luận của tôi là hiện tượng “Sell in May and go away” cũng phổ biến ở TTCK Việt Nam. Đồng thời, hiện tượng diễn biến trái chiều giữa tháng 04 và tháng 05 xảy ra rất cao ở thị trường Việt Nam, điều này cũng tương đồng với TTCK Mỹ như tôi đã thống kê. Vì vậy, tôi đối chiếu với thực tế hiện tại, chỉ số VN-Index đã giảm 1.0% và chỉ số HNX-Index giảm 7.7% trong tháng 04/2014 cho nên khả năng cao hai chỉ số này có thể sẽ tăng điểm vào tháng 05/2014.
Trong tháng 04/2014, hai chỉ số đã có đà lao dốc mạnh và nhiều cổ phiếu cũng đã giảm về mức giá đầu năm 2014 hoặc thời điểm bắt đầu chu kỳ sóng tăng vào tháng 09/2013 cho nên mức giá hiện tại là khá hấp dẫn, đặc biệt là nhóm cổ phiếu đầu cơ. Do đó, theo kết quả thống kê của tôi như trên và trong bài phân tích “Chỉ số VN-Index sẽ đạt 600 điểm sau kỳ nghỉ lễ?” đã đưa vài ngày trước, tôi kỳ vọng TTCK Việt Nam sẽ tăng điểm vào tháng 05/2014 và các dòng tiền lớn có thể quay trở lại sau kỳ nghỉ dài vừa qua.
“Sell in May and go away” đây là thuật ngữ thường được nhắc đến trên TTCK Mỹ và nhằm ngụ ý rằng thị trường sẽ giảm điểm vào tháng 05. Nếu thống kê từ năm 1998 đến 2013 thì hiện tượng “Sell in May” diễn ra khá phổ biến với xác suất xảy ra là 66.67%. Tuy nhiên, tôi đã mở rộng thống kê trên chỉ số S&P500 từ năm 1950 – 2013 (trong đó số liệu 05/1954 bị lỗi) cho thấy hiện tượng “Sell in May” xảy ra với xác suất là 48.39% với tỷ suất sinh lời trung bình là 0.1%. Ngoài ra, tôi cũng phát hiện một kết quả thú vị đó là liên hệ giữa tháng 04 và tháng 05, tức là nếu chỉ số S&P500 giảm trong tháng 04 thì chỉ số này có thể tăng trong tháng 05 và ngược lại, xác suất xảy ra hiện tượng này là 46.77%.
Do đó, kết luận của tôi là hiện tượng “Sell in May and go away” chỉ xảy ra tương đối và nếu thị trường tăng trong tháng 04 thì vẫn có khả năng giảm trong tháng 05 và ngược lại. Vì vậy, tôi đối chiếu với thời điểm 2014 thì chỉ số S&P500 đã giảm 1.2% trong tháng 04/2014 cho nên cũng có khả năng chỉ số này sẽ tăng trong tháng 05/2014.
2. Thống kê số liệu chỉ số VN-Index và HNX-Index của TTCK Việt Nam
Tôi thống kê số liệu chỉ số VN-Index từ năm 2003 – 2013 cho thấy xác suất xảy ra hiện tượng “Sell in May” là 63.64%. Đồng thời, xác suất xảy ra hiện tượng diễn biến trái chiều giữa tháng 04 và tháng 05 là 81.82%.
Tương tự, tôi làm thống kê số liệu chỉ số HNX-Index từ năm 2006 – 2013 cho thấy xác suất xảy ra hiện tượng “Sell in May” là 62.50% và hiện tượng trái chiều giữa tháng 04 và tháng 05 cũng là 62.50%.
Do đó, kết luận của tôi là hiện tượng “Sell in May and go away” cũng phổ biến ở TTCK Việt Nam. Đồng thời, hiện tượng diễn biến trái chiều giữa tháng 04 và tháng 05 xảy ra rất cao ở thị trường Việt Nam, điều này cũng tương đồng với TTCK Mỹ như tôi đã thống kê. Vì vậy, tôi đối chiếu với thực tế hiện tại, chỉ số VN-Index đã giảm 1.0% và chỉ số HNX-Index giảm 7.7% trong tháng 04/2014 cho nên khả năng cao hai chỉ số này có thể sẽ tăng điểm vào tháng 05/2014.
Trong tháng 04/2014, hai chỉ số đã có đà lao dốc mạnh và nhiều cổ phiếu cũng đã giảm về mức giá đầu năm 2014 hoặc thời điểm bắt đầu chu kỳ sóng tăng vào tháng 09/2013 cho nên mức giá hiện tại là khá hấp dẫn, đặc biệt là nhóm cổ phiếu đầu cơ. Do đó, theo kết quả thống kê của tôi như trên và trong bài phân tích “Chỉ số VN-Index sẽ đạt 600 điểm sau kỳ nghỉ lễ?” đã đưa vài ngày trước, tôi kỳ vọng TTCK Việt Nam sẽ tăng điểm vào tháng 05/2014 và các dòng tiền lớn có thể quay trở lại sau kỳ nghỉ dài vừa qua.
Nhận xét
Đăng nhận xét