Các kiểu sai lệch về hành vi của nhà đầu tư cá nhân



Các bạn học về tài chính truyền thống có lẽ đã quá quen thuộc với lý thuyết danh mục đầu tư hiệu quả Markowitz (năm 1952). Các giả định cơ bản của lý thuyết này là thị trường hiệu quả, các nhà đầu tư có đầy đủ các thông tin cần thiết, họ là những nhà đầu tư duy lí và sợ rủi ro. Tuy các giả định của lý thuyết này có vẻ không hợp lý trong thực tế nhưng vẫn được ứng dụng rất rộng rãi trong việc phân bổ danh mục đầu tư 1 cách tối ưu nhất.
Kahneman & Tversky, được xem là cha đẻ của tài chính hành vi đã phát triển nhiều học thuyết để phản bác lại các giả định của Markozwitz, 1 trong những học thuyết của 2 tổ sư này là thuyết viễn cảnh (prospect theory). Lý thuyết này cho rằng các nhà đầu tư ko phải duy lí, họ không sợ rủi ro mà sợ thua lỗ. Nội dung của học thuyết được tóm gọn trong ví dụ sau:
Trò chơi 1: tung đồng xu, xác suất 5 ăn 5 thua, thắng bạn được 150$, thua mất 100$. Đây có vẻ là kèo thơm vì tính theo xác suất ăn trừ thua thì bạn sẽ được lợi: 50%* 150 – 50%* 100= 25$. Nhưng thực tế thì ko nhiều người mặn mà với trò này vì họ sợ lỗ 100$, họ cho rằng ăn 150$ chưa đủ để họ đánh đổi.
Trò chơi 2: bạn đã chơi và thua mất 100$. Bạn có cơ hội chơi thêm ván nữa, luật chơi tương tự,tính xác suất ăn 25$ vẫn bằng trò 1. Nếu là nhà đầu tư duy lí thì họ sẽ đối xử với 2 trò như nhau. Nhưng thực nghiệm thì người ta hứng thú với trò 2 này hơn trò 1 rất nhiều vì tâm lý nếu ko chơi nữa thì thua chắc 100$, còn nếu chơi thêm thì có cơ hội gỡ lại và thắng 50$.
Tâm lý này rất giống với việc lỗ chứng khoán, nếu bán là chắc lỗ, nhưng mua bình quân giá lỡ TT lên thì có lời. 1 đồng lỗ có giá trị lớn hơn 1 đồng lời rất nhiều, lời 10 triệu VND ta vui chỉ 1 ngày nhưng phải cắt lỗ 10 triệu có khi buồn đến cả tuần. Dưới đây là hình vẽ minh hoạ cho lý thuyết này:


Phát triển từ học thuyết này, các nhà kinh tế học hành vi đã phân loại các sai lệch về hành vi của nhà đầu tư cá nhân thành 2 loại đó là kiểu sai lệch về nhận thức và kiểu sai lệch về cảm xúc. Bệnh sai lệch về nhận thức đến từ việc thu thập xử lý thông tin sai, thiếu kiến thức… nên rất dễ chữa. Ngược lại, bệnh về cảm xúc thường ăn sâu vào suy nghĩ của cá nhân nên rất khó chữa.
1/Sai lệch về nhận thức
Sai lệch này được phân loại thành sai lệch về niềm tin và sai lệch về xử lí thông tin.
Sai lệch về niềm tin

a. Quá bảo thủ

Nhà đầu tư quá tin tưởng vào nhận định trước đây của mình và bỏ qua sự tác động của thông tin mới tới TT. PTKT có nhiều nét rất tương đồng với tài chính hành vi. Nhiều nhà đầu tư nhìn rõ ràng TT đang tạo đáy, tín hiệu gom hàng, mô hình vai đít vai quá đẹp, chắc chắn TT sẽ tăng mạnh trong nay mai. Họ quá bảo thủ với phân tích của mình mà bỏ qua tác động của các thông tin mới tới TT, ví dụ như vụ bắt bớ mới, hay những thông tư mới sẽ tác động đến TT như thế nào. Kết quả là họ không điều chỉnh gì và quyết tâm thắt dây an toàn bám tàu theo nhận định của mình. Tuy nhiên, cân nhắc tác động của thông tin mới và nghiên cứu thay đổi chiến lược cho phù hợp với diễn biến mới nên làm hơn là ngồi im.
b. Muốn tìm sự đồng tình
Các nhà đầu tư có xu hướng muốn tìm người chung thuyền, chung nhận định với mình để củng cố thêm niềm tin. Bạn sẽ rất thích những người có chung quan điểm với mình và lờ đi những ý kiến trái chiều. Ai đầu tư CK có lẽ đều từng có tâm lý này, hôm nay giảm mạnh, ai bắt đáy cũng đều tìm người có cùng quan điểm, nếu có cao thủ cũng tham gia thì quá vui, và hơi khó chịu với quan điểm ngược lại.

c. Lệch lạc do tình huống điển hình

Một công ty công bố một chuỗi lợi nhuận lớn hàng quý. Và kết quả, ta giả định lần công bố lợi nhuận tiếp theo cũng sẽ tốt đẹp như thế. Khi có những tình huống điển hình ngắn hạn, chúng ta nghĩ tình huống này trở nên bình thường, thay vì quan tâm nhiều đến các yếu tố dài hạn. Một ví dụ khác cho lỗi Lệch lạc do tình huống điển hình là việc cho rằng một công ty tốt đồng nghĩa với việc cổ phiếu cũng tốt. EIB, ACB vẫn là những ngân hàng tốt, nhưng cổ phiếu thì ko phải lúc nào cũng tốt và nên mua.

d. Ảo tưởng về khả năng kiểm soát kết quả

Đây là sai lệch mà nhà đầu tư tin rằng họ có thể kiểm soát được kết quả, trong khi sự thật là họ không thể. Sai lệch này khá giống với sai lệch về cảm xúc quá tự tin, khác là ở chỗ cảm xúc quá tự tin thường là bệnh của các nhà đầu tư giỏi chuyên môn và quá tin tưởng vào khả năng của mình. Bạn từng nghe nói chỉ có 20% trader là thắng được từ TTCK, còn lại đều thua lỗ. Nhưng bạn vẫn tin rằng mình sẽ là thiểu số, cứ tập trade thật nhiều là sẽ khá và chiến thắng thị trường sớm thôi, easy game. Như vậy bạn đã bị bệnh này rồi.

e. Phụ thuộc quá nhiều vào kinh nghiệm quá khứ

Các kinh nghiệm, hay quy tắc học được thường giúp chúng ta ra quyết định nhanh chóng và dễ dàng hơn nhiều. Nhưng trong một số trường hợp, dựa dẫm quá nhiều vào các quy tắc đôi khi sẽ dẫn đến sai lầm, đặc biệt là khi các điều kiện bên ngoài thay đổi. Bạn có 1 cái code ami rất hay, đã back test thành công và sử dụng nó rất tự tin (like a boss). Nhưng có thể cái code đó chỉ đúng khi TT uptrend, còn trong lúc side way nó báo tín hiệu rất lung tung nhưng bạn vẫn mua bán theo nó vì quá khứ đã thành công với nó. Đây là biểu hiện của bệnh này.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến