DỰ BÁO XU HƯỚNG LẠM PHÁT DƯỚI GÓC NHÌN KỸ THUẬT

Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác.

Nguyên nhân của lạm phát chủ yếu là do cầu kéo và do chi phí đẩy. Nhưng đối với Việt Nam thì lạm phát chủ yếu là do chi phí đẩy, tức là chi phí đầu vào hay chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tác động tới giá thành sản phẩm nhằm bảo toàn lợi nhuận và làm cho mức giá chung của nền kinh tế tăng.

Việt Nam là một trong những nước nhập siêu cho nên giá cả hành hóa thế giới sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp. Do đó, để phản ánh xu hướng lạm phát trong thời gian tới, chúng ta cần phản ánh được xu hướng giá của hàng hóa thế giới, mà tiêu biểu ở đây tôi xin đơn cử chỉ số CRB Index - Đây là một chỉ số gồm có 22 món nguyên liệu thông dụng nhất trong kinh tế, giá trị của 22 món hàng này rất nhạy cảm với sự thay đổi của kinh tế.

Đồng thời xem xét giữa hai chỉ số CRB Index và chỉ số lạm phát (CPI) có mức độ tương quan cao khi mà tỷ giá hối đoái tại Việt Nam sẽ tiếp tục ổn định quanh mốc 20,560 VND, từ ngày 1/7 diện kết hối được mở rộng sẽ tăng nguồn cung USD trên thị trường.

Vì vậy, để đánh giá xu hướng sắp tới của chỉ số lạm phát (hay chỉ số CPI) chúng ta có thể phân tích xu hướng của chỉ số CRB Index thông qua phương pháp phân tích kỹ thuật.

Mô hình biến động giá của chỉ số CRB Index trong giai đoạn 2006 – 2008:

Mô hình này có 2 đặc điểm quan trọng:

  • Xuất hiện mẫu hình vai đầu vai ngược
  • Tạo đỉnh tại mức 261,8% của Fibonacci

Sau khi tạo đỉnh tại mức 261,8% của Fibonacci, chỉ số CRB Index xuất hiện xu hướng giảm giá sâu vào năm 2009.

Nhìn nhận mô hình biến động giá trong giai đoạn 2009 – 2011:

Với 2 đặc điểm tương tự với mô hình biến động giá của chỉ số CRB Index trong giai đoạn 2006 – 2008 cho nên nhiều nhà đầu tư lo lắng và hạn chế mua vào. Và với tín hiệu kỹ thuật như vậy khả năng lịch sử sẽ lặp lại như giai đoạn 2006 – 2008, đó là sự giảm sâu của chỉ số CRB Index. 

Vì vậy, với mức độ tương quan thuận của chỉ số CRB Index và chỉ số CPI, đồng thời là sự ổn định của tỷ giá trong thời gian tới, tôi cho rằng chỉ số CPI sẽ được bình ổn trở lại sau những tháng tăng mạnh vừa qua.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến