Các chiến lược kinh doanh khi thị trường hồi phục trở lại (pullback)

Mua khi thị trường yếu và bán khi thị trường mạnh

Mua khi thị trường yếu và bán khi thị trường mạnh là nghệ thuật kinh doanh khi xu hướng giá bắt đầu có sự hồi phục tăng giá trở lại (pullback). Nếu một cổ phiếu đang trong xu hướng tăng giá và đường giá đang có sự hồi phục thường có độ rủi ro thấp trong cơ hội mua cổ phiếu, nhưng nếu nó đang trong xu hướng giảm giá thì sự phục hồi thường xảy ra cơ hội bán khống có độ rủi ro thấp hơn.

Là một nhà kinh doanh ngắn hạn, chúng ta luôn phải đợi cho những cơ hội này xảy ra bởi vì ...

-    Không nên mua cổ phiếu sau khi có một làn sóng bán tháo đã xảy ra và nó lại mạnh hơn những người đi mua hàng giảm giá?

-    Không nên bán khống cổ phiếu sau khi một làn sóng mua đã xảy ra và chúng lại mạnh hơn những người còn nghi ngại?

-    Quả là tuyệt diệu, nếu bạn sẽ mua một cổ phiếu khi có nhiều người bán ra cổ phiếu ồ ạt trước khi bạn nhảy vào. Tương tự, nếu bạn bán khống một cổ phiếu khi đang có nhiều người muốn mua cổ phiếu trước khi bạn hành động. Cách này sẽ giúp cho bạn quản lý hiệu quả rủi ro khi đưa ra quyết định.


Mua khi hồi phục và bán khống khi thị trường hưng phấn trở lại

Khi nào bạn nên mua khi hồi phục và nơi nào bạn nên bán khống khi thị trường hưng phấn? Chúng ta chỉ nên mua hoặc bán khống chứng khoán trong một khoảng thời gian kinh doanh xác định. Đây là ví dụ trên 1 xu hướng dài:


Làm thế nào để chúng ta mua được cổ phiếu trong một xu hướng tăng mạnh sau khi đã xảy ra một làn sóng bán bán tháo?  Một ví dụ bán khống ngắn hạn:


Bây giờ bạn có thể thấy cách chúng ta có thể bán khống cổ phiếu sau khi đã có làn sóng mua xảy ra.

Khi mua và nắm giữ thì nên chờ đợi sự suy giảm và khi bán khống thì nên hành động khi thị trường hưng phấn trở lại.

Như vậy, tất cả chúng ra đều xảy ra như nhau? Không. Bạn chỉ có một hay vài sự hồi phục tiêu chuẩn như trong ví dụ trên và chúng ta nên hành động nhanh...

Sự hồi phục đầu tiên

Đó là một trong những lần điều chỉnh đầu tiên sau khi có sự thay đổi trong xu hướng. Làm thế nào để để chúng ta xác định được có sự thay đổi của một xu hướng – Đó là khi SMA 10 đi qua EMA 30. Sau khi điều đó xảy ra, chúng ta nên tìm kiếm thời điểm để kinh doanh chứng khoán đó. Dưới đây là một ví dụ:


Đây là loại đáng tin cậy nhất để có thể tham gia cổ phiếu và chúng là khu vực để các thể chế tài chính có thể tham gia vào chứng khoán đó. Nếu bạn chỉ kinh doanh dựa trên các mô hình thương mại, thì điều này cần được sử dụng linh hoạt! Chúng ta có thể tham gia vào một cổ phiếu ngay đầu của một xu hướng, đó là nơi có độ rủi ro thấp nhất, và bạn có thể mất đi một phần lợi nhuận nếu cứ “lướt sóng” (nhảy ra nhảy vào) khi xu hướng đó hoàn thành! Có khi nó còn nhiều hơn những gì bạn nghĩ ra?

Sự hồi phục đầu tiên sau khi xảy ra sự “phá vỡ” (breakout)

Có một loại khác đáng nói đến đó là sự hồi phục đầu tiên sau khi xảy ra một sự phá vỡ (breakout).

Nếu bạn đang tìm kiếm một cổ phiếu được giao dịch có đồ thị giá đang tạo thành một mô hình cơ sở, và nó đột ngột “phá vỡ” mô hình đó, bạn có thể tìm mua ở giai đoạn hồi phục đầu tiên sau khi có sự đột phá này. Điều này cũng đem lại cho bạn một mức rủi ro thấp vào cổ phiếu đó có thể sẽ tiếp tục tuân thủ theo xu hướng hiện tại.

Hầu hết các nhà đầu tư thường mong muốn mình mua được cổ phiếu ngay trong phiên xảy ra hiện tượng “phá vỡ”. Vấn đề với người mua trong phiên “phá vỡ” là nó hầu như luôn có độ rủi ro thấp nhất hay không? Hãy suy nghĩ thật nhiều về nó. Nếu bạn cũng mua cổ phiếu như những người khác, thì sau đó lấy ai là người để lại để mua các cổ phiếu sau khi bạn đã cầm cổ?

Hãy quên đi mong ước được mua trong phiên “phá vỡ” . Mà hãy bước ra khỏi đám đông. Chờ cho những người mua trong phiên đột phá thể hiện sự sợ hãi và bán. Điều này thiết lập nên các phiên hồi phục, và chúng ta có thể tham gia mua được chứng khoán với độ rủi ro thấp, nhưng tỷ lệ thắng lại cao, và tất nhiên lợi nhuận thu được là một phần thưởng xứng đáng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến